Trọn bí kíp tập cho trẻ tự ngủ trong 7 ngày

Một trong những nỗi ám ảnh mà nhiều cặp đôi cảm thấy sợ hãi khi lần đầu làm cha mẹ đó là nghe kể về việc cho trẻ ngủ vào buổi tối. Không ít lần bạn nghe hết người bạn này đến người bạn khác kể rằng họ héo hắt ra sao thiếu ngủ trầm trọng thế nào về việc trẻ không chịu ngủ vào ban đêm.

Nếu như bạn căng thẳng về việc này hãy xem cố gắng xem hết bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều tuyệt chiêu hữu để xử lý vấn đề này đấy.

Các chuyên gia đã lên hẳn 1 kế hoạch chi tiết tập cho trẻ tự ngủ trong 7 ngày đã được chứng minh là hiệu quả như sau:

Ngày 1: Bắt đầu từ việc đều đặn

tập cho trẻ tự ngủ

Nhiều em bé xáo trộn giờ giấc giữa ngày và đêm, chúng ngủ chợp lâu vào buổi chiều và thức dậy chơi vào buổi tối. Bạn có thể khắc phục được điều này nếu giúp bé phân biệt được giữa ngày và đêm bằng cách như sau

Hãy tập đánh thức bé dậy vào buổi sáng sớm. Bạn cũng nên để nôi gần cửa sổ và mỗi sáng thì vén màn lên cao. Ánh sáng mặt trời tự nhiên chiếu vào sẽ kích thích nhịp điệu sinh học tự nhiên của trẻ.

Để nhận biết ban tối đã đến lúc cần phải đi ngủ bạn cần thiết lập một số thói quen cố định như: Thay quần áo, hát ru hay đọc truyện cho bé nghe, sau đó tắt đèn. Lưu ý là bạn nên làm điều này đều đặn mỗi ngày nhé.

Ngày 2: Tiếp tục làm như hôm trước

tập cho trẻ tự ngủ

Nếu bé vẫn tiếp tục đòi ăn ban đêm thì hãy cho bé biết sự khác biệt giữa ngày và đêm. Bạn có thể cho bé ăn nhưng với ánh sáng mờ dịu nhẹ, ăn chậm và không hối thúc. Hoàn toàn ngược lại với ban ngày, bé sẽ ăn trong ánh sáng sáng hơn và lúc bé đang hoạt động sôi nổi nhất. Có nhiều hoạt động đính kèm như vui chơi, kể chuyện.

Bạn nên cố ý để ý một vài âm thanh đều đặn nhẹ nhàng như tiếng quạt  0….0… hay điệu nhạc nhẹ nhàng sẽ khiến cho bé dễ cảm thấy buồn ngủ hơn vào buổi tối.

Ngày 3: Tiếng khóc lại bắt đầu

tập cho trẻ tự ngủ

Hãy tôi luyện chính bản thân bạn nữa. Tối nay bạn hãy đặt bé vào nôi khi bé vẫn còn thức. Nếu bé đã ngủ trong lòng bạn rồi thì hãy đánh thức bé dậy sao cho bé vừa mở mắt là đã nằm trong nôi. Dĩ nhiên bé của bạn sẽ khóc. Nhưng bạn đừng mềm lòng bế bé lên, bé sẽ nín khóc thôi.

Các bậc cha mẹ thường rất sốt ruột khi nghe tiếng khóc của trẻ con nhưng bé sẽ ngủ. Trẻ con từ 5-6 tháng trở lên dĩ nhiên sẽ phật ý vì bạn thay đổi thói quen của nó nên khóc là bình thường. Trẻ dưới 5 tháng sẽ khóc từ 15- 20 phút.

Nếu bé có những biểu hiện khác hãy đi khám bác sĩ định kỳ cho bé. Thời gian đầu nên ở với bé 5 phút. Sau đó thì mỗi lần vào trông trẻ phải thật nhanh. Đừng mở đèn, không được ẵm bé ra khỏi nôi hay để vào đó chai sữa.

Ngày 4: Không để bé làm nũng

tập cho trẻ tự ngủ

Đêm thứ ba quả là dài với bạn và cả bé. Mong rằng qua tối nay mọi chuyện sẽ suôn sẻ hơn. Con của bạn sẽ ý thức rằng khóc chẳng giúp ích được gì. Mỗi khi bé phản đối hãy để 10 phút sau hãy phản hồi.

Và cho dù bé có làm bất cứ hành động nào cũng đừng chịu thua và bế nó lên dỗ ngọt nó. Nếu bạn không kiên định, đứa bé sẽ làm nũng, khóc dai dẳng hơn và đêm mai cũng vậy.

Ngày 5: Bắt đầu ổn định

chăm sóc trẻ

Hầu hết trẻ sẽ bắt đầu quen với chương trình từ 3 – 5 ngày. Nếu hôm nay con bạn vẫn  làm theo ý nó  thì hãy để đến 15 phút hãy vào xem ra sao. Một số đứa trẻ khóc chỉ để biết bố mẹ có còn ở đó không. Nhưng một số đứa khác thì khóc để “thi gan”.

Nếu bạn biết rõ bạn là nguyên nhân khiến bé khóc lóc mỗi đêm thì bạn đừng vào nữa. Nhìn lén qua khe cửa thôi để nó không thấy bạn.

Vấn đề lớn nhất lúc này là cho ăn đêm. Trẻ từ 3-4 tháng trở lên đã có thể không cần ăn đêm nữa rồi. Bạn hãy giảm bớt từ từ và cắt hẳn buổi đêm. Càng lớn trẻ sẽ càng ít ăn khuya hơn.

Ngày 6: Ngủ thẳng giấc

chăm sóc trẻ

Bạn và bé đã có thể ngủ thẳng giấc. Để tránh con đạp mền bạn có thể cho bé mặc áo ấm. Sau khi thức dậy nếu bé ọ ọe bạn có thể để bé tự xoa dịu nó. Thiếp một chút thêm cùng với bé.

Ngày thứ 7: Bạn đã có thể ngủ thẳng giấc

Bạn có thể kiên trì thực hiện lại nhiều lần kế hoạch 7 ngày này bé của bạn sẽ quen dần. Bạn cũng có thể thoát khỏi ám ảnh về việc này mà bé của bạn cũng có thể ngủ ngon hơn tự lập hơn.

Như vậy là bạn có thêm một lộ trình sẵn sàng giúp bé của bạn vào nếp ngủ. Lần đầu làm cha mẹ sẽ có khá nhiều thứ bỡ ngỡ. Nhưng mà qua đó bạn cũng học được thêm rất nhiều. Chúc bạn thành công.

Posted in Chưa phân loại

Dùng yến sào cho bé ăn dặm được không?

Ăn dặm là gì? Bé bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ mấy?

Ăn dặm là giai đoạn mà mẹ cho bé ăn bổ sung các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Cách thực phẩm ăn dặm bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, sữa…

Việc bổ sung thêm các loại thức ăn sẽ giúp bé được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết; giúp cơ thể phát triển toàn diện. Tuy nhiên thức ăn dặm không thể thay thế được sữa mẹ.

yến sào cho bé ăn dặm, dùng yến sào cho bé ăn dặm dduwpcj khôngThông thường thời gian ăn dặm cho bé sẽ được bắt đầu từ 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm tốt nhất để các mẹ tập cho bé ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao cho nên rất cần thêm nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ.

Thời gian ăn dặm sẽ nằm trong khoảng từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. và ở mỗi giai đoạn khác nhau. Bé sẽ cần một chế độ ăn dặm khác nhau.

Dùng yến sào cho bé ăn dặm được không?

Tuy cơ thể trẻ nhỏ hơn rất nhiều người lớn nhưng lượng dinh dưỡng mà những em bé cần lại gấp rất nhiều lần.

Do vậy các bố mẹ thường chú trọng chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao; để bổ sung cho bé, giúp bé mau ăn; chóng lớn và phát triển toàn diện.

Yến sào là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng rất lớn.  Sử dụng yến sào để bồi bổ cơ thể, cung cấp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm là hoàn toàn được.yến sào cho bé ăn dặm, dùng yến sào cho bé ăn dặm được

Yến sào giúp bé phát triển xương và tăng cường khả năng miễn dịch.

Có tác dụng kích thích và thúc đẩy hệ tuần hoàn máu hoàn hảo hơn; giúp bé phát triển não bộ và trí não của mình một cách toàn diện nhất; kích thích sự tăng trưởng của cơ thể.

Giúp bé ăn ngon miệng và tăng hấp thu cơ thể; hoàn thiện hệ tiêu hóa.

yến sào cho bé ăn dặm, dùng yến sào cho bé ăn dặm được khôngTuy nhiên, vì yến sào là sản phẩm có lượng dinh dưỡng rất lớn; với hơn 18 loại axit amin và hơn 24 nguyên tố vi lượng. Cho nên Các mẹ chỉ nên sử dụng yến sào cho bé từ đủ 1 tuổi trở lên.

Bởi nếu sử dụng sớm hơn, hệ tiêu hóa non nớt của bé chưa đủ khả năng để dung nạp lượng lớn dinh dưỡng từ yến sào. Dễ dẫn đến phản tác dụng, không tốt cho bé và lãng phí.

Do vậy thời điểm tốt nhất sử dụng yến sào cho bé ăn dặm là từ 12 tháng tuổi trở lên.

Posted in Chưa phân loại

Dinh dưỡng cho trẻ: Có nên ‘giấu rau’ trong món ăn của con?

Hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận một vấn đề khá là thú vị về việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Đó là liệu ba mẹ có nên giấu rau vào trong các món ăn để trẻ có thể ăn nhiều rau hơn hay không?

Chúng ta đều biết rất ít trẻ em thích ăn rau. Nhiều trẻ thậm chí trở nên khó ăn khó ở khi thấy rau trong các món ăn của chúng. Thế nhưng rau là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều vitamin khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Rau cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng ít bệnh tật hơn.

Vì lý do đó không ít chị em bỉm sữa để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đã nghĩ ra cách “giấu rau” vào các món ăn bằng cách xay nhuyễn để trẻ không thấy và ăn chúng. Về bề nổi thì phương pháp này có vẻ hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên thực tế thì nhiều chuyên gia không khuyến khích phương pháp này.

dinh dưỡng cho trẻ

Dưới đây là phân tích cặn kẽ về vấn đề này.

1. Ưu điểm của việc giấu rau trong thức ăn của trẻ

dinh dưỡng cho trẻ

  • Trẻ khó nhận ra mùi rau và ăn ngon như bình thường

Bằng cách xay nhuyễn trộn từng chút vào các món ăn cho bé. Bé của bạn có thể không cảm nhận thấy rõ mùi rau do bị những mùi vị khác lấn át do đó vẫn ăn rất ngon như bình thường mà không hề ọ ọe hay o oe.

  • Giúp con bạn ăn được nhiều rau hơn vào bụng

Lợi ích của việc thêm ít rau vào bánh nướng xốp cho bé  hay trộn cà rốt vào nước sốt mì ống cho con, …hay là dù làm gì đi nữa theo cách này thì kết quả sau cùng cũng chỉ là khiến con bạn nạp nhiều rau hơn vào bụng mà thôi. Và cách này có vẻ như là hữu hiệu đấy.

  • Không còn tranh đấu trong các bữa ăn

Việc này cũng góp phần đáng kể trong việc tranh đấu với trẻ trong các bữa ăn với việc bắt ép chúng phải ăn rau trong khi chúng thì phản kháng khiến bạn mệt mỏi. Đặc biệt là khi bạn có một đứa trẻ hay phản ứng về tất cả những gì mà chúng không thích ăn. Điều này sẽ có thể khiến bạn bị kiệt sức đấy.

2. Nhược điểm của việc ‘giấu rau’ trong món ăn của trẻ

dinh dưỡng cho trẻ

“Giấu rau” có thể khiến con bạn ăn được nhiều rau hơn nhưng khi bạn làm điều này về lâu dài sẽ không có lợi. Vì sao? Vì bạn sẽ bỏ qua cơ hội có thể dạy con bạn thực sự tự ăn rau. Khi bạn giấu rau thì những đứa trẻ sẽ không thể thấy rau thì hiển nhiên chúng sẽ chẳng thể nào làm quen với cái mà chúng ăn được, chứ đừng nói chi đến việc sẽ tự ăn rau.

Có một sự thật đó là trẻ em thường sẽ không phát triển vị giác yêu thích rau. Chính vì thế mà chúng cần có thời gian tiếp xúc và tập làm quen dần thậm chí đủ các kiểu chế biến rau. Sau khi thử một thời gian tự đứa trẻ sẽ chọn lọc ra được loại rau nào xứng đáng nằm trên dĩa rau của chúng và ăn chúng một cách tự nguyện.

Nếu bạn giấu rau thì lâu dần đứa trẻ sẽ không có thời gian làm quen và từ đó cũng sẽ không có cơ hội phát triển quan điểm mạo hiểm để thử một loại rau nào đó khi trẻ lớn dần lên. Hay nói chính xác hơn là chúng sẽ từ chối luôn và ghét ăn rau.

  • Tạo ra sự ngờ vực cho trẻ và khiến trẻ mất lòng tin ở bạn

Có thể mục đích giấu rau của bạn là tốt cho trẻ nhưng hãy nghĩ xem đứa trẻ sẽ cảm thấy thế nào khi phát hiện ra. Điều này sẽ càng khiến đứa trẻ cảm thấy rau đáng ghét hơn. Trẻ con rất trong sáng, do đó chúng sẽ cảm tổn thương như bị bạn lừa vì vậy và mất lòng tin ở bạn, nảy sinh sự ngờ vực với bạn.

Khi chúng phát hiện ra thì ngoài cảm thấy bị lừa ra chúng sẽ còn nghĩ rau chắc chắn ghê lắm như thuốc nên mẹ mới phải giấu như vậy thế thì càng không ăn. Một số trẻ thậm chí có thể cảm thấy khó ăn rau hơn khi chúng phát hiện ra bố hoặc mẹ đã lén bỏ chúng vào các loại thực phẩm khác.

  • Tốn nhiều thời gian hơn để chế biến

Phải chuẩn bị rau làm sau để có thể nhét vào món ăn mà trẻ không phát hiện sẽ tốn của bạn khá nhiều thời gian và công sức. Để làm được thường rau củ phải được hấp sau đó xay nhuyễn để trộn vào. Liệu bạn có chắc là muốn thêm nhiều thời gian hơn cho việc chế biến món ăn cho trẻ?. Trong khi rau có thể chế biến theo cách thông thường sẽ ít tốn thời gian hơn rất nhiều.

Giải pháp tốt nhất

dinh dưỡng cho trẻ

Bạn có thể áp dụng cách giấu rau trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên không nên lạm dụng. Mà cách tốt nhất là cho trẻ tập quen với rau chế biến theo dạng nguyên bản càng nhiều càng tốt, không nên xay nhuyễn mãi. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bạn không tập cho bé quen với nhiều thức ăn từ sớm sẽ có nguy cơ khiến trẻ trở thành kén ăn.

Trung bình một đứa trẻ sẽ cần phải tiếp từ 8 – 10 lần một loại rau nào đó để quyết định xem chúng có muốn loại rau củ đó xuất hiện trên đĩa của mình hay không. Do đó bạn nên chế biến một loại rau củ theo nhiều cách để bé tự thử nghiệm và tự quyết định việc chọn loại rau theo sở thích của mình như hấp, luộc, chiên, …

Một cách thứ 2 đó là cho bé tham gia vào việc làm bếp nếu trẻ lớn hơn một chút. Việc này sẽ giúp trẻ làm quen và nảy sinh dần dần cảm giác yêu thích rau củ và tự yêu thích chúng. Việc tự tay làm cũng khiến đứa trẻ muốn tự mình thưởng thức thành quả lao động do mình làm ra.

Cho trẻ làm vườn và trồng ít rau củ. Việc trẻ phụ chăm sóc và nhìn thấy cây cối lớn dần đến khi thu hoạch sẽ nuôi dưỡng chúng tình yêu với rau củ quả và sẽ muốn thưởng thức chúng.

Chat với Shop